Hướng dẫn thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi chi tiết

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi bao gồm những bước nào? Theo quan niệm dân gian, xây nhà theo phong thủy sẽ mang lại cát khí và ngược lại sẽ mang đến những điều xui xẻo. Trong một số trường hợp, gia chủ phải mượn tuổi để làm nhà hay chuyển về nhà mới. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Chuyển Nhà Miền Nam – Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển nhà trọn gói giá rẻ để tìm hiểu chi tiết về thủ tục mượn tuổi khi về nhà mới nhé!

Tại sao cần mượn tuổi khi xây nhà?

Việc xây dựng một ngôi nhà mới là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của cả gia đình. Chính vì vậy, nhiều người tìm đến các yếu tố phong thủy để đảm bảo ngôi nhà mang lại may mắn, tài lộc và sự bình an. Mượn tuổi là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để đạt được mục tiêu này.

Phong thủy

  • Âm dương ngũ hành: Theo quan niệm phong thủy, mọi vật trong vũ trụ đều có sự tương tác giữa âm dương và ngũ hành. Việc lựa chọn tuổi khởi công xây dựng phù hợp sẽ giúp cân bằng các yếu tố này, tạo ra một không gian sống hài hòa, thuận lợi.
  • Tránh xung khắc: Mỗi người sinh ra đều mang một mệnh khác nhau. Nếu tuổi của gia chủ xung khắc với năm xây nhà có thể dẫn đến những điều không may mắn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc và các mối quan hệ trong gia đình. Việc mượn tuổi giúp hóa giải những xung khắc này.

Tín ngưỡng

  • Ôn thần thổ địa: Nhiều người quan niệm rằng mỗi mảnh đất đều có những vị thần linh cai quản. Việc mượn tuổi là một cách để thể hiện sự tôn trọng đối với các vị thần này, cầu mong sự phù hộ để quá trình xây dựng diễn ra suôn sẻ và ngôi nhà được bảo vệ.
  • Tiền nhân: Ông bà ta thường truyền lại những kinh nghiệm và quan niệm về việc xây nhà. Việc tuân thủ các phong tục tập quán truyền thống như mượn tuổi được xem là cách để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.

Mượn tuổi là một tập tục mang đậm nét văn hóa Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng đối với tự nhiên, tổ tiên và mong muốn xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Việc lựa chọn mượn tuổi là một quyết định cá nhân, tùy thuộc vào niềm tin và quan niệm của mỗi người.

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi như thế nào?

Thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi gây không ít rắc rối cho nhiều gia chủ. Đừng lo, nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước thủ tục.

  • Người mượn tuổi phải viết giấy bán nhà có ý nghĩa tượng trưng cho gia chủ.

  • Người được mượn tuổi sẽ thay mặt gia chủ làm lễ động thổ hay nhập trạch và thực hiện nghi lễ khấn vái thần linh.

  • Gia chủ nên tránh đi nơi khác trong lễ động thổ.

  • Người mượn phải thay mặt gia chủ thực hiện các công việc từ việc đổ mái.

  • Người được mượn tuổi sẽ thay gia chủ làm các thủ tục khi thực hiện nghi lễ.

  • Bàn giao nhà cho gia chủ với giá tượng trưng. Giá này phải cao hơn giá ghi trong hợp đồng mua bán nhà.

  • Gia chủ tiến hành lễ nhập trạch mới.

Nên mượn tuổi khi về nhà mới khi nào?

Dù mua hay xây nhà thì không phải ai cũng đáp ứng được về yếu tố tuổi đẹp trong phong thủy. Gia chủ cần lưu ý khi chọn mua nhà vì có nhiều trường hợp chờ đợi nhiều năm mà mãi không chọn được năm thích hợp để làm nhà. Giải pháp tốt nhất vào lúc này là mượn tuổi làm nhà.

Các trường hợp mượn tuổi làm nhà mới phổ biến bao gồm:

  • Chờ đợi liên tục trong nhiều năm mà vẫn không chọn được thời điểm thích hợp để mua, xây nhà.

  • Gia chủ muốn mua hoặc xây nhà nhưng năm không hợp tuổi.

  • Gia đình không có thành viên nam giới, phải mượn tuổi người đàn ông khác để làm nhà.

Sau khi làm thỏa thuận mượn tuổi, người mượn sẽ thay mặt gia chủ thực hiện một số nghi lễ xây dựng. Sau khi hoàn tất quá trình xây dựng, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh nhà mới, chủ nhà sẽ chọn ngày lành tháng tốt để làm thủ tục sang tên.

Lưu ý:

  • Việc mượn tuổi chỉ phù hợp với những gia chủ muốn xây nhà mới, mua nhà. Không mượn tuổi khi sửa nhà.

  • Nếu muốn sửa nhà, gia chủ phải chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành.

Mượn tuổi nhập trạch làm nhà mới

Hiện nay, có 2 cách nhập trạch phổ biến khi mượn tuổi làm nhà là:

Nhập trạch lần 1 (chính chủ nhập trạch):

  • Bên mượn chỉ đóng vai trò là người đứng tên trên phần đất của bên cho thuê, còn các thủ tục, nghi lễ khác, kể cả địa điểm đều đứng tên chủ sở hữu và do bên cho thuê thực hiện.

Nhập trạch lần 2 (lần 1 là người được mượn tuổi, lần 2 là chính chủ):

  • Người được mượn tuổi là người đứng tên trong toàn bộ những nghi lễ làm nhà. Làm nhà xong, người mượn nhà sẽ thực hiện nghi lễ nhập trạch như thường lệ (lần đầu tiên).

  • Sau đó, chủ nhân mới dọn vào ngôi nhà mới xây. Chờ năm gia chủ có trạch tuổi đẹp nhất thì trong năm này làm thủ tục chuộc nhà, lễ chuyển nhà và thay mặt của người chủ nhà làm lễ nhập trạch (lần 2).

Nghi lễ mượn tuổi khi về nhà mới

Nếu gia chưa biết khi mua nhà hay dọn về nhà mới cần làm gì thì việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là chọn ngày giờ tốt để nhập trạch về nhà mới. Trong nghi lễ này, gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật, mâm cúng dọn về nhà mới và lời chúc.

Chuẩn bị lễ vật

Lễ vật trong tiệc tân gia mượn tuổi bao gồm:

  • Trầu cau đã được têm sẵn.

  • Mâm ngũ quả, xôi chè, rượu, thịt lợn/gà, cón món đồ xào.

  • Bó hương, tiền vàng mã.

  • Một cặp đèn cầy đỏ.

  • Bình bông tươi.

Bài văn khấn

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật

Kính lạy:

Hoàng thiên Hậu Thổ cùng với các chư vị Tôn thần.

Các ngài Thần Linh bản xứ đang cai quản tại khu vực này.

Hôm nay là Ngày…Tháng…Năm …..

Con tên là:…………..

Đang cư ngụ tại:…………………….

Con xin thành tâm sửa biện hương hỏa, lễ vật dâng lên trên án, trước sự chứng kiến của chư vị thần kính.

Các vị Thần linh chính trực giữ ngôi tam thái, nắm quyền tạo hóa, thể đức hiếu sinh, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.

Nay gia đình con đã hoàn tất công trình xây dựng và đã chọn được ngày lành đến cư ngụ. Kính lễ khánh hạ cầu xin chư vị thần minh giám tấm lòng thành và độ gia chuyến được bình an, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Cúi mong ơn bề trên thương xót, phù hộ độ trì.

Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ hậu chủ ở trong nhà và tại mảnh đất này xin về cùng thụ hưởng lễ vật/

Dãi tấm lòng thành cúi kính xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Một số lưu ý khi mượn tuổi xây – mua nhà

  • Gia chủ cần tìm hiểu kỹ về việc mượn tuổi của ai. Tốt nhất là mượn từ những người bạn thân. Đừng mượn tuổi những người có gia đình đang đau buồn, gia đình bất hòa hoặc lục đục.

  • Khi hai bên đã thỏa thuận xong, gia chủ sẽ viết giấy bán đất cho người đó (giấy có tính chất tượng trưng) để cúng thần linh.

  • Trong buổi lễ động thổ, người được mượn tuổi sẽ làm chủ nhà. Người này sẽ thay mặt chủ gia đình thực hiện nghi lễ. Trong thời gian này, gia chủ nên tránh mặt.

  • Sau khi hoàn thành việc xây dựng ngôi nhà. Chủ nhà nên xem ngày nhập trạch và hoàn tất quá trình chuộc nhà.

  • Người cho mượn tuổi không được phép cho hai người mượn tuổi cùng một lúc. Do đó, muốn mượn được tuổi gia chủ nên hỏi kỹ vấn đề này.

  • Không được mượn tuổi sửa nhà. Chỉ mượn khi bạn có kế hoạch bắt đầu một ngôi nhà mới.

Hy vọng nội dung về thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi được đề cập trong bài viết này của Chuyển Nhà Miền Nam sẽ giúp ích cho gia chủ trong thời gian sắp tới. Nếu muốn cập nhật thêm nhiều thông tin có giá trị và mới nhất thì đừng quên truy cập vào trang chủ của chúng tôi thường xuyên nhé!

Các câu hỏi thường gặp và giải đáp

Có cần phải làm lễ cúng đầy đủ không?

Việc làm lễ cúng là một phần không thể thiếu trong nghi thức mượn tuổi, thể hiện sự thành kính đối với thần linh và mong muốn công trình được thuận lợi. Tuy nhiên, mức độ cầu kỳ của lễ cúng có thể khác nhau tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương và điều kiện của mỗi gia đình. Quan trọng là phải thực hiện một cách thành tâm và chu đáo.

Nếu không tìm được người mượn tuổi thì phải làm sao?

Nếu không tìm được người mượn tuổi phù hợp, bạn có thể tham khảo các cách khác như:

  • Tìm thầy phong thủy: Thầy phong thủy có thể tư vấn cho bạn cách hóa giải những hạn chế về tuổi và lựa chọn ngày giờ khởi công phù hợp.
  • Thay đổi ngày giờ khởi công: Bạn có thể chọn một ngày giờ khác có tuổi hợp với gia chủ hơn.
  • Thực hiện các nghi lễ đơn giản: Nếu không muốn làm các nghi lễ cầu kỳ, bạn có thể thực hiện các nghi lễ đơn giản như cúng đất, cúng trời trước khi khởi công.

Mượn tuổi có ảnh hưởng đến con cái trong nhà không?

Việc mượn tuổi chủ yếu ảnh hưởng đến gia chủ và quá trình xây dựng ngôi nhà. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, việc mượn tuổi một cách đúng cách sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho cả gia đình, bao gồm cả con cái. Việc giáo dục con cái về đạo đức và truyền thống gia đình vẫn là yếu tố quan trọng nhất để nuôi dạy con cái nên người.

Có thể tự mình làm các thủ tục mượn tuổi không?

Bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện các thủ tục mượn tuổi. Tuy nhiên, để đảm bảo mọi việc được diễn ra suôn sẻ và đúng nghi thức, bạn nên tìm hiểu kỹ về các phong tục tập quán và tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm. Nếu không tự tin, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của thầy phong thủy hoặc người lớn tuổi trong gia đình.

Categories: Chuyển Nhà
X