phone0786.023.023 phone1800.0073 phone0937.666.323 zalo0934.148.751
zalo

Chuyển nhà có chuyển bát hương thần linh không?

Chuyen nha co chuyen bat huong than linh khong

Chuyển nhà có chuyển bát hương thần linh không? Bát hương là một biểu tượng tâm linh đẹp đẽ, thể hiện tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà, gia tiên và thần linh. Bạn sẽ thường thấy bát hương trên bàn thờ ông địa, ông thần tài và bàn thờ cúng gia tiên. Bài viết hữu ích sau đây của Chuyển Nhà Miền Nam sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc của bạn, hướng dẫn gia chủ cách bốc bát hương mới đúng theo phong thủy, giúp quá trính chuyển nhà mới diễn ra suôn sẻ.

Chuyển nhà có chuyển bát hương thần linh không?

Bát hương là vật bất ly thân với bàn thờ gia tiên, thần linh. Nó không chỉ là nơi thắp hương mà còn là “tổ ấm” – nơi ở của các vị thần, gia tiên hay còn gọi là cầu nối giữa hai thế giới âm – dương. Nếu chuyển nhà mà bỏ quên bát hương hoặc thay đổi bát hương mới mà không xin phép thì có thể làm mất lòng gia tiên và thần linh, vận may của gia đình sẽ không tốt ở nhà mới.

Trong các trường hợp sau, nếu không có gì đặc biệt hoặc khẩn cấp, gia chủ nên giữ nguyên bát hương cũ:

  • Chuyển bàn thờ ở nhà cũ về nếu vẫn còn tốt.
  • Bát hương cũ không có ghi địa chỉ nhà cũ trên tờ hiệu.
  • Nếu không có gì bất ngờ xảy ra, gia chủ nên tiếp tục dùng bát hương cũ vì đó là “ngôi nhà” thân quen của tổ tiên và thần linh.

Việc bốc bát hương mới hay cũ tùy thuộc vào từng gia đình, từng tôn giáo. Một số người cho rằng khi chuyển nhà mới phải bốc bát hương mới theo. Nhưng cũng có nhiều người muốn giữ lại bát hương cũ, chỉ khi nào có những lý do sau mới bốc bát hương mới:

  • Nhà cũ phong thủy xấu, cần thay đổi hết bàn thờ, kể cả bát hương, khi đến nhà mới.
  • Bát hương cũ có ghi địa chỉ nhà cũ, không phù hợp với nhà mới, phải bốc bát hương mới có địa chỉ mới.
  • Nhà mới quá xa nhà cũ (ví dụ ở 2 tỉnh khác nhau), không tiện vận chuyển bát hương theo.

Bát hương – Biểu tượng trong văn hóa tâm linh Việt Nam

Nen chuyen bat huong than linh khong hay boc bat huong moi

Bát hương trên bàn thờ là một trong những đồ vật phong thủy và tâm linh mà người Việt Nam rất quan tâm. Bát hương sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có con cháu thắp hương, cúng bái cho tổ tiên và thần linh. Nhờ đó, con cháu mới có thể duy trì được mối liên hệ với người đã khuất và những vị thần bảo hộ.

Bát hương có nhiều loại khác nhau, tùy theo đối tượng thờ cúng. Thông thường, gia đình có 5 loại bát hương sau:

  • Bát nhang phật: dành cho các vị phật, bồ tát, quan âm, thần linh.
  • Bát nhang thổ công: dành cho thổ thần, bảo vệ nhà cửa, đất đai.
  • Bát nhang gia tiên: dành cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất.
  • Bát nhang tổ cô: dành cho các bà cô, dì, mợ, chú, bác trong gia đình.
  • Bát nhang tài thần: dành cho thần tài, thần lộc, thần phúc, mang lại may mắn và phát tài.

Thủ tục chuyển bát hương thần linh từ nhà cũ sang nhà mới

Dọn bàn thờ cúng, bàn thờ ông địa – ông thần tài cũ

Trước khi chuyển bát hương từ nhà cũ qua nhà mới, gia chủ cần làm sạch bàn thờ cũ theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Chọn ngày giờ tốt để lau dọn bàn thờ
  • Bước 2: Sắp xếp lễ vật, đồ cúng bao gồm hoa quả, vàng mã, hương nhang… hoặc các món ăn chay để cầu xin thần linh cho phép di chuyển bát hương sang nơi mới.
  • Bước 3: Cúng lễ, nói tên tuổi, địa chỉ, lý do xin chuyển hương.
  • Bước 4: Cung kính thần linh, khi hương cháy được ⅔ có thể đốt đồ cúng. Khi nhang cháy hết có thể tháo bát hương, đồ thờ để chuẩn bị các bước tiếp theo.

Thủ tục chuyển bát hương thần linh cũ sang nhà mới

Bước 1: Nếu muốn mang bát hương cũ sang nơi ở mới, bạn nên tham khảo ý kiến của những người hiểu biết, các sư phụ hoặc bậc thầy về thời gian thích hợp để di chuyển bát hương.

Bước 2: Sau đó, bạn cần sắp xếp một mâm lễ bao gồm tiền vàng mã, trái cây, thức ăn chay để cúng tạ ơn và xin phép các vị thần linh và tổ tiên cho phép chuyển bát hương sang địa điểm mới. Bạn có thể tham khảo bài văn khấn sau:

Nam mô a di Đà Phật! (nhắc 3 lần)

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên) GIA TẠI THƯỢNG

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ)

Con tên là …..

Hôm nay ngày……tháng.…. năm……(nhằm ngày…tháng…năm…âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa điểm mới.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.

Cẩn cáo!

Lưu ý, khi di chuyển bát hương đến địa chỉ mới, cần chuyển bát hương đến nơi ở mới luôn, không nên đặt tạm bát hương vào nhà của bất kì ai.

Bước 3: Trong 7 ngày đầu tiên sau khi chuyển bàn thờ mới, gia chủ cần duy trì sự tôn kính bằng cách thắp hương không ngừng. Hàng ngày, đổi nước trong chén và cầu nguyện:

Tín chủ con:………đã chuyển ban thờ tới nơi………từ ngày……….tháng/ năm. Kính cáo chư vị Thổ địa – Tài thần, Thượng trung hạ đẳng thần an tọa vào bát hương trên ban thờ ở đây, phù hộ độ trì cho con sức khỏe, khang ninh, bách sự toại tâm, vạn sự như ý.

Cách bốc bát hương thần linh mới khi chuyển nhà

Cach boc bat huong than linh moi khi chuyen nha

Nhờ sư thầy bốc bát hương tại chùa

Do không rõ ràng về các bước bốc bát hương hoặc thiếu tự tin vì thiếu kiến thức tâm linh, nhiều người lo sợ sẽ mắc phải sai lầm, vi phạm đại kỵ và ảnh hưởng xấu đến bản thân và gia đình. Vì vậy, họ thường tin tưởng vào sư thầy để mua bát hương và bốc bát hương cho họ tại chùa.

Để bốc bát hương ở chùa, gia đình chỉ cần thực hiện các bước sau:

    • Mang bát hương đến chùa và để lại cho sư thầy tại nhà chùa.
    • Trên bát hương, viết rõ tên của gia đình và người được thờ cúng, cùng với địa chỉ nhà mới.
    • Nhận lịch hẹn từ nhà chùa để quay lại nhận bát hương.

Gia chủ tự bốc bát hương tại nhà

Bạn có thể bốc bát hương ở nhà nếu không tiện đến chùa. Bất cứ ai trong gia đình cũng có thể bốc, nhưng nên để người đàn ông hoặc chủ nhà làm. Người bốc bát hương cần có lòng tốt, ăn mặc gọn gàng, lịch thiệp và biết rõ cách bốc và những đồ dùng cần thiết. Sau đây là các bước bốc bát hương ở nhà:

Xử lý bát hương cũ

Vứt bỏ bát hương cũ là một hành vi thiếu tôn trọng các vị thần và tổ tiên. Nếu bị các vị thần phạt, gia chủ sẽ gặp nhiều rắc rối. Gia chủ nên tuân theo những cách sau để xử lý bát hương cũ:

  • Nếu bát hương làm bằng gỗ: nên đem đốt hết, rồi thả tro xuống sông hoặc chôn vào góc vườn sạch sẽ.
  • Nếu bát hương làm bằng kim loại: nên mang lên chùa để các sư thầy tái sử dụng làm chuông, không nên để lung tung ở những nơi bẩn thỉu.
  • Nếu bát hương làm bằng gốm sứ: nên nghiền vụn rồi chôn vào góc vườn. Đồ thờ cũ chôn xuống đất là cách hoàn trả cho thiên nhiên những thứ thuộc về nó.

Thủ tục bốc bát hương mới

Bước 1: Tẩy uế bát hương

Để sử dụng bát hương, bạn cần loại bỏ những năng lượng tiêu cực bám trên nó bằng cách thanh tẩy. Bạn có thể dùng cách thanh tẩy truyền thống là:

  • Giã nhỏ gừng và đun sôi hoặc ngâm trong rượu trắng.
  • Lấy khăn sạch nhúng vào nước gừng và lau bát hương cho sạch.
  • Sau đó, bạn có thể dùng khăn khô để lau khô hoặc để bát hương tự khô.

Bước 2: Tiến hành bốc bát hương

  • Chuẩn bị mâm cơm chay gồm:
    • Một mâm Ngũ quả.
    • 12 chén chè xôi.
    • 3 bát cơm trắng.
    • Nhiều món ăn chay như xào, rau, canh.
  • Đọc bài khấn vái nhập trạch, cầu xin gia tiên và thần linh ban phước cho gia đình khi đổi bát hương mới.
  • Hơ lửa bằng giấy vàng hóa quanh bát hương mới để khai mở năng lượng, chú ý hơ từ trong ra ngoài.
  • Chà xát bát hương mới bằng một tờ giấy vàng hóa bên trong và bên ngoài.
  • Cho cốt vào bát hương mới, bao gồm thất bảo và tro rơm nếp hoặc cát.

Bước 3: Dâng bát hương lên bàn thờ

  • Sau khi lựa chọn bát hương, người đại diện cho dòng họ trang trọng đem bát hương lên bàn thờ tổ tiên.
  • Người đại diện đọc lời cầu nguyện, kêu gọi các vị thần linh và gia tiên về nhận lễ vật và ban phước cho gia đình.
  • Người đại diện sắp đặt các món ăn, hoa quả, rượu, trà và các vật phẩm khác lên bàn thờ, sau đó thắp nén nhang đầu tiên để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên và thần linh.

Dang bat huong len ban tho

Văn khấn bốc bát hương mới

Để làm lễ bốc bát hương mới, gia chủ có thể tham khảo văn cúng tạ thần linh thổ địa sau đây:

Con nam mô a di Đà Phật (nhắc lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố… Phường… quận…. thành phố…

Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày … tháng… năm…

Con xin phép quan thần linh thổ địa số nhà … đường… phố… Phường…. quận…. thành phố… cho phép con được bốc bát hương thờ cúng gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ chồng ( xưng lên ) tại gia. Cho con được thờ cúng (xưng tất cả tên người mất, ngày giỗ an táng ở đầu).

Con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại bà cô ông mãnh họ (…), chứng tâm chứng lễ phù hộ cho gia đình con (xưng tên mọi người trong gia đình) được mạnh, được khỏe, làm ăn phát tài gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, chín tháng đông ba tháng hè vỗ tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại..

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoại và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho gia đình của con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.

Con nam mô a di Đà Phật!

Sau khi thắp lượt hương thứ 2, thì đốt tiền vàng văn khấn, rải lần lượt gạo muối trước cửa ngõ. Tàn hết hương thì xin hạ lễ.

Qua bài viết trên, Chuyển Nhà Miền Nam đã giúp bạn giải đáp băn khoăn: “Chuyển nhà có chuyển bát hương thần linh không?”, cũng như đề xuất các phương án phù hợp với điều kiện và quyết định của gia chủ. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề phong thủy này. Theo dõi Chuyển Nhà Miền Nam thường xuyên để xem thêm nhiều chia sẻ bổ ích, để chuẩn bị thật tốt cho quá trình chuyển nhà sắp tới nhé!