phone0786.023.023 phone1800.0073 phone0937.666.323 zalo0934.148.751
zalo

Những chiêu trò lừa đảo khi thuê nhà trọ, căn hộ ở ghép

Nhung chieu tro lua dao khi thue nha

Những chiêu trò lừa đảo khi thuê nhà không chỉ khiến bạn mất tiền mà còn gây ra nhiều vấn đền không mong muốn. Bạn có biết những thủ đoạn phổ biến nhất mà các chủ nhà hay áp dụng để lừa gạt người thuê không? Bạn có thể bị đòi đóng thuế cao hơn, bị ép ký hợp đồng bất lợi, bị lấy mất tiền cọc thuê hoặc bị đuổi ra khỏi nhà mà không có lý do. Đặc biệt, nếu bạn là sinh viên hoặc muốn thuê căn hộ ở ghép, bạn càng phải cẩn thận để không sập bẫy. Hãy cùng Chuyển Nhà Miền Nam tìm hiểu những chiêu trò lừa đảo khi thuê nhà và cách phòng tránh trong bài viết này nhé!

Thủ đoạn cho thuê nhà “ảo”

Thu doan cho thue nha ao

Không khó để bạn các thể tìm thấy những nơi cho thuê nhà “ảo” với mức giá rẻ bất thường. Mức giá này thường thấp hơn so với mặt bằng chung, hoặc thông tin căn phòng đó sai sự thật. Khi khách hàng đến xem nhà thì môi giới dẫn đến những căn phòng không giống như ảnh đã đăng.

Dấu hiệu nhận biết lừa gạt khi thuê nhà “ảo”

Việc cho thuê nhà giá rẻ được rất nhiều người quan tâm. Thế nhưng giá thuê nhà càng rẻ thì càng gặp nhiều rủi ro. Do vậy, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

  • Thông tin đăng thuê nhà mơ hồ, sơ sài, dài dòng, nhưng không thể hiện đầy đủ thông tin mà khách hàng muốn như địa chỉ nhà ở, giá thuê nhà,…. Khi liên hệ thì khách hàng gặp môi giới hoặc “cò” thay vì chủ nhà.
  • Đăng tin thuê nhà theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Có nghĩa là khi đến xem nhà thì bạn sẽ thấy không đúng với bảng tin đã đăng trước đó.
  • Chất lượng nhà ở, các tiện ích và vị trí không lý tưởng như tin đăng trước đó. Song song với đó là vô vàn những bất cập khác mà chỉ khi đến xem nhà tận mắt mới thấy rõ.

Cách tránh sập bẫy, thuê phải nhà “ảo”

Khi tìm kiếm nhà trọ, chung cư trên mạng internet bạn nên cẩn thận với thông tin thiếu uy tín. Ưu tiên chọn những thông tin cho thuê nhà đầy đủ, có thông tin nhà ở, giá bán, thủ tục mua bán chung cư, thuê nhà trọ rõ ràng và có số điện thoại chính chủ.

Khi đi xem nhà nên đi cùng với một vài người để tránh trường hợp gặp phải kẻ xấu. Nên tìm hiểu thêm về phòng trọ thông qua những người dân sống xung quanh khu vực đó.

Lừa gạt chiếm đoạt tiền cọc khi thuê nhà

Lua gat chiem doat tien coc khi thue nha

Dấu hiệu để nhận biết thủ đoạn lừa gạt

  • Phòng trọ đẹp, giá rẻ đến bất ngờ so với mặt bằng chung. Đến khi chuyển vào ở, chủ nhà lại đưa ra các khoản phí phát sinh mà không được nêu trong thỏa thuận. Như tiền giữ xe 300.000 VNĐ/chiếc, tiền mạng 100.000 VNĐ, chi phí cho bảo vệ,…
  • Đột nhiên bạn phải chi trả đủ thứ phí từ trên trời rơi xuống. Chẳng hạn là tiền đền bù hao mòn tài sản, phí đăng ký nhà ở, tiền camera an ninh,…
  • Thuê phòng giá rẻ, nhưng chủ nhà đòi bạn phải đặt cọc nhiều tiền, từ 2 đến 3 tháng tiền phòng, và chờ đến khi người thuê cũ dọn ra mới được vào ở.
  • Họ dùng những căn phòng không có người ở để đăng tin cho thuê rẻ, rồi dắt bạn đi xem nhà, nhưng bảo rằng không thể vào xem được vì người thuê hiện tại đang vắng nhà.
  • Nhờ bạn đặt cọc một khoản tiền nhỏ, dưới 500.000 đồng, để giữ chỗ cho bạn, và hẹn bạn gặp lại sau để ký hợp đồng thuê nhà. Bạn có thể bị cuốn hút bởi giá cả và hình ảnh của phòng trọ, và quyết định đồng ý đặt cọc. Tuy nhiên, khi bạn liên lạc lại với họ, bạn sẽ không thể gọi được số điện thoại của họ, và bạn sẽ mất tiền đặt cọc mà không có phòng trọ nào.
  • Lấy đủ lý do để hoãn thời gian chuyển nhà như đang sửa chữa nhà cửa, chìa khóa hỏng, chủ nhà đi vắng, đi chở tủ lạnh đem bán,…
  • Ép buộc bạn từ bỏ tiền trọ bằng nhiều cách như tự sửa chữa nhà nếu có hư hỏng, nhà vệ sinh cần sửa chữa,… Thậm chí là thuê cả giang hồ để dằn mặt người ở trọ.

Cách phòng tránh lừa gạt tiền đặt cọc thuê nhà

  • Nên lên Google tìm kiếm địa chỉ nơi ở để xác thực có chính xác hay địa chỉ ảo.
  • Tham khảo ý kiến của những người dân sống xung quanh khu vực nhà ở.
  • Khi đi xem trọ nên dẫn theo một đến hai người bạn. Ghi âm lại toàn bộ cuộc hội thoại giữa bạn và chủ trọ. Tránh tình trạng chủ trọ sẽ lật lọng về sau.
  • Tuyệt đối không xuống tiền cọc khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo.
  • Trong trường hợp đặt cọc thì phải yêu cầu chủ nhà ghi rõ các thỏa thuận về tiền phòng, chi phí hàng tháng. Giấy đặt cọc cũng cần phải có chữ kỹ của cả bên cho thuê và người thuê.

Sinh viên bị lừa gạt khi thuê trọ, ở ghép

Sinh vien bi lua thue tro o ghep

Dấu hiệu nhận biết lừa gạt:

  • Bạn cần cảnh giác với những người cần ở ghép mà có giá thuê quá rẻ so với thị trường. Họ có thể là kẻ lừa đảo muốn chiếm đoạt tài sản của bạn khi bạn không để ý.
  • Những kẻ lừa đảo thường sử dụng nick ảo trên mạng xã hội để liên lạc với những người đang tìm người ở ghép. Họ sẽ gây thiện cảm và đồng ý ở ghép với bạn.
  • Những kẻ lừa đảo sẽ không cho bạn biết nhiều thông tin về bản thân họ. Họ sẽ né tránh việc cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc đăng ký tạm trú. Họ cũng sẽ ít tiếp xúc với bạn và không mang theo đồ đạc, vận chuyển hàng hóa có giá trị khi đến ở.

Cách phòng tránh thủ đoạn:

  • Bạn nên tìm hiểu thật kỹ về người ở ghép trước khi chào đón họ vào nhà của bạn. Bạn nên hỏi và kiểm tra những thông tin cơ bản như tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, và các thói quen sinh hoạt của họ.
  • Bạn cũng nên yêu cầu người ở ghép làm thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng tại công an phường ngay khi họ chuyển đến. Điều này sẽ giúp bạn loại bỏ những kẻ lừa đảo, và bảo vệ quyền lợi của những người ở ghép nghiêm túc.

Tăng chi phí thuê nhà, tiền cọc bất thường

Tang chi phi thue nha tien coc bat thuong

Dấu hiệu nhận biết lừa gạt

Chiêu trò lừa đảo khi thuê nhà này rất nhiều bạn sinh viên đã gặp phải. Đặc biệt là những ai thiếu hiểu biết, không đọc kỹ hợp đồng thuê nhà. 

Lúc đầu khi đến xem nhà, người chủ sẽ đưa ra mức giá thuê rẻ, các khoản chi phí hàng tháng phải chăng. Tuy nhiên, sau khi bạn dọn đến ở được một tuần thì chủ nhà lại tăng tiền điện nước. Khoảng tiền này không hề ít, có thể gấp 2 đến 3 lần chi phí đã hứa hẹn từ trước đó.

Mức phí quá cao khiến bạn không thể tiếp tục ở lại và buộc phải chuyển đi. Và tất nhiên, khi chuyển nhà thì bạn sẽ không thể lấy lại tiền cọc. Thậm chí, đôi khi còn phải tốn tiền phí bồi thường hợp đồng.

Cách phòng tránh thủ đoạn

  • Nên tìm hiểu kỹ về chủ nhà trước khi quyết định thuê nhà. Kiểm tra cẩn thận các khu vực nhà vệ sinh, cửa ra vào, đồng hồ điện nước, khu vực để xe,…
  • Trao đổi kỹ lưỡng thông tin với chủ nhà về các vấn đề liên quan đến việc ở trọ. Chẳng hạn như trọ có chính chủ hay không? Ai là người chịu trách nhiệm sửa chữa hư hỏng? Các chi phí cơ bản như tiền cọc nhà, tiền nước, tiền mạng, rác, tiền gửi xe,…
  • Hợp đồng thuê nhà phải yêu cầu liệt kê tất cả các khoản phí hàng tháng. Xem kỹ thông tin về ngày tháng năm, quyền lợi và nghĩa của khách hàng. Hợp đồng phải có chữ ký xác nhận của hai bên.

Lưu ý khi thuê căn hộ, ở ghép nhà trọ sinh viên cần biết

Luu y khi thue can ho o ghep nha tro sinh vien can biet

Tìm hiểu thông tin về nhà trọ 

Ngày nay, không khó để bạn tìm hiểu về một đơn vị cho thuê nhà trọ nào đó. Chỉ cần bạn gõ tên địa chỉ thuê nhà lên Google. Nếu có các bài bóc phốt về nơi ở đó thì bạn nên tránh xa địa chỉ này.

Đọc kỹ thông tin trong hợp đồng thuê nhà

Để tránh bị lừa đảo khi thuê phòng trọ bạn nên đọc kỹ thông tin trong hợp đồng thuê nhà. Hợp đồng phải ghi rõ các quy định về việc thay đổi công năng nhà ở, hư hỏng thì ai sẽ là người chi trả. Tránh trường hợp sau này bị chủ nhà lấy cớ để trừ tiền cọc nhà. Trao đổi kỹ với chủ nhà về các khoản phí cơ bản và chắc chắn không có chi phí phát.

Đọc kỹ hợp đồng khi thuê căn hộ, phòng trọ ở ghép

  • Bạn nên trao đổi thông tin rõ ràng với chủ nhà về giá thuê phòng và các tiện ích cơ bản như điện, nước, wifi, nhà vệ sinh, thang máy,… Bạn cũng nên hỏi rõ chủ nhà có yêu cầu thêm bất kỳ khoản phí nào khác hợp đồng không, như phí quản lý, phí bảo vệ, phí gửi xe…
  • Bạn nên kiểm tra kỹ hợp đồng thuê phòng trọ trước khi ký. Hợp đồng phải ghi rõ giá thuê, thời hạn thuê, điều kiện tăng giá (nếu có), và tỉ lệ tăng giá (không quá cao). Hợp đồng cũng phải quy định rõ ai sẽ chi trả cho việc thay đổi công năng, sửa chữa, trang bị vật dụng… trong phòng trọ, để tránh bị chủ nhà lợi dụng khi bạn trả phòng.
  • Bạn nên lưu giữ hợp đồng thuê phòng trọ và các biên lai thanh toán các chi phí liên quan, để có bằng chứng khi có tranh chấp xảy ra.

Xác nhận danh tính chính chủ trước khi đặt cọc thuê căn hộ, phòng trọ

Khi tìm kiếm phòng trọ trên internet hay mạng xã hội, bạn hãy lựa chọn những tin đăng uy tín, có thông tin chi tiết, địa chỉ chính xác, và số điện thoại của chủ nhà. Đây là cách để bạn bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro không đáng có.

Bạn cũng nên hỏi ý kiến của người dân địa phương về khu vực bạn muốn thuê phòng, hoặc đi xem phòng cùng người thân hoặc bạn bè. Như vậy, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về chất lượng và giá cả của phòng trọ, cũng như tránh được những kẻ lừa đảo không lương thiện.

Tìm hiểu rõ danh tính người ở ghép

Trong trường hợp bạn phải ở ghép với người lạ thì nên tìm hiểu kỹ trước khi đồng ý thuê trọ. Những thông tin cơ bản như tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, giờ giấc sinh hoạt ra sao,… Các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc xác định “bạn trọ” có thích hợp để sống chung không.

Bài viết trên muốn nhắn nhủ với các bạn để tránh những chiêu trò lừa đảo khi thuê nhà. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được nơi ở ưng ý. Đừng quên liên hệ với Chuyển Nhà Miền Nam để được hỗ trợ chuyển nhà giá rẻ sau khi đã tìm được nơi ở phù hợp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *